Bài hát của Mai Văn Bộ

Cảm âm, hợp âm, tabs những bài hát của nghệ sĩ Mai Văn Bộ

Mai Văn Bộ

Mai Văn Bộ
a few seconds ago0 Views 0 songs

Mai Văn Bộ (1918-2002 ) một trí thức Nam bộ, là một trong ba người của bộ ba "Huỳnh - Mai - Lưu" nổi tiếng, nguyên Đại sứ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ, Cộng hòa Italia, Hà Lan, Lucxambua.

Ông sinh ngày 9 tháng 7 năm 1918 tại quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (ngày nay thuộc thành phố Cần Thơ) trong một gia đình trung lưu;

Năm 1940, sau khi đỗ tú tài, Mai Văn Bộ được gia đình tiếp tục ra Hà Nội học bậc đại học.Trong thời gian này, Mai Văn Bộ viết bài Bạch Đằng Giang và Ải Chi Lăng rồi được Lưu Hữu Phước phổ nhạc và trở thành những bài hát hùng tráng ca ngợi truyền thống đánh giặc của tổ tiên. Nhạc phẩm Bạch Đằng Giang và Ải Chi Lăng trở thành những bài hát truyền thống được thanh niên, sinh viên Hà nội ưa thích và hát vang trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Năm 1941, Mai Văn Bộ viết tiếp lời tiếng Pháp La Marche des étudiants dựa trên nền nhạc Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước và được Tổng hội sinh viên Đông Dương chọn làm bài hát nghi lễ. Năm 1942, Mai Văn Bộ được bầu vào Ban Chấp hành Tổng hội sinh viên Đông Dương, với chức vụ Trưởng ban Biên tập tờ báo Manôme – cơ quan ngôn luận của Tổng hội.

Năm 1944, Mai Văn Bộ tham gia "Đoàn quân" xếp bút nghiên về Nam kháng chiến. Tại Sài Gòn, Mai Văn Bộ được giao nhiệm vụ phụ trách biên tập tuần báo Thanh niên – chuyên san Văn hóa – cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Việt Nam – Kỳ bộ Nam Bộ do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát phụ trách. Tuần báo Thanh niên phát hành ngay giữa thành phố Sài Gòn, với nội dung kêu gọi giới trẻ và quần chúng lao động yêu nước chuẩn bị lực lượng, tích cực tham gia vào các cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Tháng 9 năm 1944, tuần báo Thanh niên bị đình bản, đến đầu năm 1945, Mai Văn Bộ tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong và được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách tờ báo Tiến – cơ quan ngôn luận của Tổ chức Thanh niên Tiền phong.

Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Mai Văn Bộ tích cực tham gia vào việc tổ chức lực lượng cướp chính quyền và sau đó, ông được chính phủ cách mạng bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Báo chí Nam Bộ.

Ngày 23-9-1945, cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ, Mai Văn Bộ ra chiến khu miền Đông phụ trách tờ báo Quyết Chiến. Tiếp đó, ông tham gia lực lượng vũ trang và trở thành cán bộ chính trị đại đội.

Năm 1947, Mai Văn Bộ về nội thành Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động bí mật, xây dựng cơ sở với chức vụ Ủy viên Tuyên truyền, phụ trách biên tập tờ báo bí mật Liên Việt – cơ quan của Thành hội Liên Việt.

Năm 1948, Mai Văn Bộ cùng Năm Châu, Trần Hữu Trang, Ba Vân và nhiều nghệ sĩ yêu nước khác xây dựng gánh hát Năm Châu thành cơ sở kháng chiến bí mật ở nội thành. Gánh hát Năm Châu cũng chính là cơ sở của Việt Minh đầu tiên trong giới nghệ sĩ sân khấu thành phố, là địa điểm tập hợp, liên lạc an toàn cho anh chị em trí thức kháng chiến nội và ngoại thành.

Năm 1949, Xứ ủy Nam bộ điều động Mai Văn Bộ ra chiến khu phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ.

Năm 1954, Mai Văn Bộ được cử làm thành viên của phái đoàn quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng với Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Sài Gòn theo tinh thần Hiệp định Genève.

Sau đó ông được cử sang Pháp với vai trò đại diện thương mại và Tổng Đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1973, Mai Văn Bộ tham gia trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký hiệp định Paris 1973 giữa 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Sau năm 1975 ông được bổ nhiệm là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Italia (năm 1975) tại Pháp, Bỉ, Hà lan và Lúc xăm bua (năm 1980 - 1984).

Ông cũng là một học giả và viết nhiều sách. Một số sách do ông biên soạn hoặc chủ biên: Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh (2004), Chúng tôi học làm ngoại giao với Bác Hồ (1999), Lưu Hữu Phước sự nghiệp âm nhạc (1998),Hà Nội - Pari: Hồi ký ngoại giao (1993)...

Theo wikipedia.org